Với người nhiễm sốt xuất huyết, bên cạnh tích cực điều trị bằng thuốc thì một chế độ dinh dưỡng tăng cường là rất cần thiết ngay lúc này. Và yến sào là thực phẩm “vàng” chứa nhiều dưỡng chất quý dồi dào, dễ ăn, dễ hấp thu giúp hồi phục sức khỏe nhanh chóng.
Sốt xuất huyết đang vào mùa, theo thông tin mới nhất từ Bộ y tế, 8 tháng đầu năm 2022 đã ghi nhận hơn 179.000 ca mắc sốt xuất huyết. Con số này được dự báo sẽ tiếp tục tăng khi tháng 9, 10 vẫn trong giai đoạn mưa bão trên toàn quốc, là thời gian lý tưởng để muỗi vằn – trung gian truyền bệnh sinh sôi làm dịch bùng phát mạnh mẽ.
Sốt xuất huyết và một số điều cần biết
Theo các tài liệu y học, sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Một người có thể mắc sốt xuất huyết nhiều hơn một lần trong đời do virus này có nhiều chủng khác nhau là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Người bệnh chỉ miễn dịch suốt đời với một chủng virus đã mắc. Nguyên nhân nhiễm sốt xuất huyết là do lây truyền từ người này sang người khác qua đường trung gian là muỗi vằn.
Các biểu hiện lâm sàng của bệnh sốt xuất huyết đi theo từng giai đoạn, một số dấu hiệu điển hình thường gặp như: sốt cao đột ngột, liên tục 39-40 độ C, khó hạ sốt, nhức đầu, chán ăn, da sung huyết, đau cơ, đau khớp, thường có dấu chấm xuất huyết ở dưới da, chảy máu chân răng, máu cam, mệt mỏi,….
Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng, đo nồng độ tiểu cầu và phải theo dõi chặt chẽ, phát hiện sớm để xử lý kịp thời.
Về chế độ dinh dưỡng, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên ưu tiên ăn những thực phẩm dạng lỏng, mềm để dễ hấp thu dinh dưỡng, đồng thời tránh rủi ro xuất huyết tiêu hóa. Bên cạnh đó, người bệnh cần tăng cường uống đủ nước.
Giá trị bổ dưỡng của yến sào trong hồi phục sức khỏe khi mắc Sốt xuất huyết
Nhiều thông tin đang gây hiểu nhầm cho người bệnh, rằng yến sào có tính hàn cho nên không dùng được khi người bệnh mắc sốt xuất huyết. Tuy nhiên, cần đính chính yến sào có tính bình. Theo tài liệu cổ thì yến sào được thấy ghi đầu tiên trong “Bản thảo cương mục thập di” (1765): Yến Sào có vị ngọt, tính bình vào hai kinh phế và vị. Yến sào được dùng làm thuốc bổ dưỡng. Ngoài ra, các tài liệu về Y học cổ truyền, về các cây thuốc và vị thuốc, đều xác nhận, tổ yến có vị ngọt, tính bình.
Về giá trị dinh dưỡng của tổ yến, trong cuốn “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam” có viết: Tổ yến chứa hàm lượng protein khá cao, 42.8% – 54.9%, nhiều hơn thịt và cá, các acid amin không thay thế được và rất cần thiết cho cơ thể con người như Cystein, phenylalanin, tyrosin,…đường glucose với hàm lượng cao, lượng mỡ thấp, các vitamin B, C, E, PP,…các muối natri, sắt, phosphor, các nguyên tố vi lượng,…
Khi mắc sốt xuất huyết sức khỏe của người bệnh bị suy giảm đi rất nhiều. Mệt mỏi, chán ăn, hấp thu kém và phải tiêu hao nhiều năng lượng để cơ thể chống chọi lại virus…dẫn đến thiếu hụt dưỡng chất, thể trạng hồi phục chậm. Đặc biệt, ở giai đoạn sau, sốt xuất huyết làm giảm tiểu cầu, chức năng đông máu, cầm máu, chống chảy máu suy giảm, người bệnh dễ chảy máu, xuất huyết, từ đó dẫn tới thiếu máu, suy giảm sức đề kháng,…Do đó, bồi bổ sức khỏe cả trong và sau khi mắc sốt xuất huyết là rất quan trọng và cấp thiết. Với hàm lượng dưỡng chất quý, dồi dào, yến sào là nguồn dinh dưỡng vàng, hữu hiệu trong việc bồi bổ cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch, đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào, giúp người bệnh phục hồi sức khỏe nhanh chóng.
Lợi ích của tổ yến trong quá trình bồi bổ dưỡng chất, phục hồi sức khỏe khi mắc sốt xuất huyết là gì? Như chúng ta đã biết, tổ yến giàu Protein và Fe, là các hoạt chất quan trọng để tạo tế bào máu, hồng cầu cho cơ thể. Trong đấy Fe (Sắt) có vai trò cần thiết trong tổng hợp hemoglobin (huyết sắc tố) – thành phần tạo nên hồng cầu và đóng vai trò vận chuyển oxy cho những tế bào trong cơ thể.
Cuốn sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam còn cung cấp nhiều thông tin quan trọng về giá trị của tổ yến: “Yến sào có tác dụng tăng cường khí lực, bổ sung sinh lực, hấp thụ các chất dinh dưỡng và kích thích sự phân chia các tế bào của hệ miễn dịch”. Phân tích thành phần trong tổ yến, các nhà khoa học đã phát hiện ra crom, kẽm và nhiều nguyên tố vi lượng có tác dụng thúc đẩy quá trình tiêu hóa, kích thích vị giác, tăng cường khả năng chuyển hóa cũng như hấp thu các chất dinh dưỡng. Qua đó giúp kích thích tiêu hóa, giúp ăn uống ngon miệng hơn. Nguồn acid amin dồi dào cùng nhiều vitamin và khoáng chất trong tổ yến chính là nguồn nguyên liệu cho nhà máy “miễn dịch” sản sinh kháng thể và kích hoạt hệ miễn dịch, giúp nâng cao sức đề kháng
Hơn hết, yến sào chưng sẵn rất mềm, lỏng, dễ ăn, với hương vị thơm ngon sẽ giúp người bệnh sốt xuất huyết dễ dàng sử dụng, hấp thu tốt, phù hợp cho thể trạng mệt mỏi, chán ăn, đắng miệng.
Yến Sào Nam Dược – Hàm lượng tổ yến gấp 3, bồi dưỡng gấp 3 cho người mắc Sốt xuất huyết
Yến Sào Nam Dược với hàm lượng tổ yến lên tới 30%, cao hơn nhiều so với hàm lượng yến sào thường thấy trên thị trường (5-15%), từ đó giá trị bổ dưỡng được tăng cường. Không những vậy, 100% tổ yến được sử dụng là sợi yến nguyên chất Khánh Hòa đạt chuẩn, trải qua khâu chọn lọc kỹ càng trước khi đưa vào chế biến, sản xuất. Với hàm lượng tổ yến trong mỗi hũ yến chưng sẵn lớn nhất trên thị trường hiện nay, sản phẩm giúp hỗ trợ bổ sung dinh dưỡng, bổ máu, tăng cường sức khỏe, hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện hệ miễn dịch hiệu quả, bồi bổ khí huyết, làm đẹp da, chống lão hóa,…
Yến Sào Nam Dược là sản phẩm tiên phong trong ngành Dược, được Công ty Nam Dược lựa chọn nghiên cứu, phát triển và đưa vào thị trường. Với những tiêu chuẩn khắt khe, từng hũ Yến đều được kiểm duyệt kỹ lưỡng, tỉ mỉ từ khâu chọn lọc sợi yến đến công thức sản phẩm và quy trình sản xuất, dưới sự giám sát chặt chẽ của chuyên gia dược liệu hàng đầu.
Nhờ sự tỉ mỉ trong khâu chọn nguyên liệu kết hợp cùng quy trình sản xuất tiên tiến giúp tạo nên một sản phẩm hoàn hảo cả về “hương – sắc – vị”. Từng hũ Yến Sào Nam Dược thơm ngon, mềm, đặc sánh sợi yến cho người bệnh dễ ăn, hấp thu dưỡng chất và nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
Trước diễn biến dịch sốt xuất huyết còn diễn biến phức tạp, hãy thực hiện biện pháp phòng chống dịch sốt xuất huyết theo khuyến cáo của Bộ Y tế, ban hành trong công văn 3212/BYT-TT-KT: Mỗi tuần hãy dành 10 phút để diệt bọ gậy/lăng quăng và thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau:
- Kiểm tra, phát hiện và diệt lăng quăng trong các dụng cụ chứa nước sinh hoạt bằng cách thường xuyên thau rửa, đậy nắp kín bể và các vật dụng chứa nước, thả cá để tiêu diệt lăng quăng.
- Thường xuyên thay nước ở các lọ hoa, thả muối hoặc hóa chất diệt bọ gậy vào bát nước kê chân chạn, bể cảnh, hòn non bộ, khay nước thải tủ lạnh…
- Loại bỏ các vật liệu phế thải, hốc nước tự nhiên, lật úp các vật dụng có thể chứa nước không sử dụng, để không cho muỗi đẻ trứng.
- Ngủ màn phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày, mặc quần áo dài tay, dùng bình xịt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện muỗi… để diệt muỗi và phòng muỗi đốt.
- Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các chiến dịch diệt bọ gậy/lăng quăng và các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.
- Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.